Khóa học viên tham gia Hội nghị tập huấn công tác quản lý nhà nước về báo chí, truyền thông năm 2024
Sáng 21-11, tại Ủy ban nhân dân Thị Trấn Plei Kần huyện Ngọc Hồi, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh tổ chức Hội nghị tập huấn công tác quản nhà nước về báo chí, truyền thông năm 2024.
Lớp tập huấn do Tiến sĩ Nguyễn Văn Hiếu - Tổng Biên tập Tạp chí Thông tin và Truyền thông - Nguyên Phó Cục trưởng Cục Báo chí - Bộ Thông tin và Truyền thông truyền đạt.
Quang cảnh Hội nghị tập huấn công tác quản lý nhà nước về báo chí, truyền thông năm 2024
Theo đó, trong thời gian 2 ngày (từ 21-22/11/2024), khoảng 100 học viên là lãnh đạo Phòng Văn hóa và Thông tin các huyện, thành phố; lãnh đạo các xã, thị trấn của các huyện, thành phố; cán bộ phụ trách Trang thông điện tử cấp huyện, cấp xã được tìm hiểu các chuyên đề về phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí; nhận diện "báo chí", Trang thông tin điện tử tổng hợp, mạng xã hội; kỹ năng sử dụng Trang thông tin điện tử, mạng xã hội để truyền thông chính sách đối ngoại.
Sau các nội dung chuyên đề, các học viên được đi thực tế tại Cột mốc BA biên, thăm Đền tưởng niệm Liệt sĩ Trường Sơn, Cửa khẩu quốc tế Bờ Y (Quốc Môn) và Nhà Văn hóa hữu nghị BA nước Việt Nam - Lào - Campuchia.
Quang cảnh các học viên chuẩn bị thực hiện nghi lễ chào cờ tại cột mốc
(Nghi thức Các lần tuần tra của lực lượng quân đội của 3 nước tại cột mốc)
Cột mốc ba biên, nơi mà một tiếng gà gáy ba nước cùng nghe. Với tinh thần hợp tác của Chính phủ và Nhân dân 3 nước Việt Nam, Lào, Campuchia trong thực hiện giải quyết các vấn đề biên giới, lãnh thổ, vào ngày 29/11/2007 Cột mốc ba biên Việt Nam – Lào - Campuchia được khởi công xây dựng và hoàn thành vào ngày 18/1/2008
(Tập thể cán bộ, công chức phụ trách trang thông tin điện tử các xã của huyện Đăk Glei chụp ảnh kỷ niệm tại cột mốc ba biên)
Cột mốc nằm trên đỉnh một ngọn núi có độ cao 1.086 mét so với mực nước biển, phía Việt Nam thuộc xã Pờ Y, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum. Đây vừa là điểm khởi đầu của biên giới Việt Nam - Campuchia, vừa là điểm kết thúc của biên giới Việt Nam - Lào. Chất liệu làm cột mốc là đá hoa cương nguyên khối với tổng trọng lượng trên 1 tấn, có hình trụ tam giác 3 cạnh hướng về ba nước. Trên mỗi mặt mốc có khắc quốc huy, biểu tượng, tên quốc gia và số năm cắm mốc. Cột mốc là biểu tượng của sự tin cậy, đoàn kết trong xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị của 3 nước Việt Nam – Lào - Campuchia. Với nét đặc trưng riêng nên Cột mốc ba biên luôn được du khách lựa chọn là điểm thăm quan khi đến với Kon Tum. Và đây cũng là một trong 7 cột mốc biên giới nằm trong lịch trình đáng chinh phục ở Việt Nam của các phượt thủ đam mê thử thách
Đường lên dốc tới đỉnh cột mốc ba biên
Tấm hình kỷ niệm cùng hướng dẫn viên (Thao Tô Ra) và cán bộ biên phòng tại cột mốc ba biên.
Tấm hình lưu niệm các học viên tại Cửa khẩu quốc tế Bờ Y (Quốc Môn)
Hình ảnh kỷ niệm tại Nhà Văn hóa hữu nghị BA nước Việt Nam - Lào - Campuchia.
Lớp tập huấn nhằm nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ phát ngôn, cung cấp thông tin của các cơ quan hành chính nhà nước; bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ cho cơ quan quản lý nhà nước và các lực lượng tham gia hoạt động thông tin, tuyên truyền trên địa bàn tỉnh nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới hiện nay, qua đó góp phần truyền thông quảng bá hình ảnh của mỗi địa phương; Các học viên được cấp giấy chứng nhận khi hoàn thành khóa học./.
Tin, ảnh: A Gô